3 trường phái đầu tư hiệu quả nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trên thi trường chứng khoán có rất nhiều trường phái đầu tư chứng khoán mà chúng ta có thể tìm và học hỏi, tuy nhiên, có 3 trường phái đầu tư chứng khoán cơ bản nhất đó là trường phái đầu tư giá trị, đầu tư tăng trưởng và đầu tư theo phân tích kỹ thuật.

Lựa chọn cho mình một trường phái đầu tư chứng khoán hợp lý và hiệu quả là câu hỏi của phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán. Trường phái đầu tư là những nguyên tắc định hướng cho quá trình đưa ra quyết định của các nhà đầu tư. Mỗi một trường phái sẽ thể hiện một triết lý nhất quán, có hệ thống về những vấn đề liên quan đến thị trường. Để mỗi người có thể áp dụng với tính cách, mức độ chịu rủi ro và công việc hiện tại của từng người.

Trường phái 1: Đầu tư giá trị

Đầu tư giá trị là tập trung giá trị vào doanh nghiệp thay vì biến động giá cổ phiếu hàng ngày. Phương pháp này phù hợp với người không có nhiều thời gian để thường xuyên theo dõi biến động giá cổ phiếu hàng ngày, muốn đầu tư nhưng không muốn mất ngủ vì quá lo lắng về thị trường,…

Đầu tư giá trị bao gồm 2 bước:

– Bước 1: Tìm kiếm những doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí về mặt con số, tiềm năng phát triển trong tương lai, đứng đầu một ngành nghề…vv

– Bước 2: Chờ đợi khi thị trường sụt giảm mạnh để gom hàng, sau đó mua khi giá trị cổ phiếu thấp hơn giá trị thực của nó (thường thấp hơn từ 30 – 50%).

Benjamin Graham – cha đẻ của trường phái này gọi mức giảm giá đó là biên an toàn. Nó sẽ giúp bạn có được vị thế tốt hơn, bảo vệ được phần vốn đầu tư cũng như giảm thiểu tối đa những tổn thất, rủi ro không đáng có trong ngắn hạn.

Trường phái đầu tư chứng khoán này được khai sinh bởi nhà đầu tư nổi tiếng Benjamin Graham và được thực hành rất thành công bởi Warren Buffett. Bên cạnh đó, trường phái đầu tư giá trị này cũng được nhiều nhà đầu tư nổi tiếng áp dụng như David Dodd, Charlie Munger, Christopher Browne, hay Seth Klarman.

Ưu điểm: Khi đầu tư giá trị, NĐT sẽ tránh được những biến động của thị trường trong ngắn hạn cũng như không mất nhiều thời gian để quan sát biểu đồ, danh mục đầu tư của mình mỗi ngày. Và một ưu điểm khác của đầu tư giá trị là bên cạnh lợi nhuận đến từ sự tăng giá của cổ phiếu thì nhóm NĐT này còn có thể gia tăng lợi nhuận từ việc được nhận cổ tức.

Nhược điểm: Một trong những nhược điểm đối với trường phái đầu tư giá trị là nhóm NĐT này sẽ bỏ qua những cơ hội tăng trưởng lợi nhuận khi thị trường tăng mạnh. Cùng với đó, việc xác định giá trị của 1 doanh nghiệp sẽ cần đến một lượng thông tin khá lớn và mang tính tin cậy cao liên quan đến DN để định giá một cách khách quan và chính xác nhất về tiềm năng của cổ phiếu. Nhưng là 1 NĐT cá nhân thì việc tiếp cận với dữ liệu chính thống thì khá khó khăn. Hơn nữa, một khi trở thành NĐT giá trị thì bạn cũng phải chấp nhận mức độ rủi ro cao vì việc định giá sai đối với 1 DN là hoàn toàn có thể xảy ra. Trong khi, bạn đã chấp nhận chi phí cơ hội cho 1 lượng vốn lớn trong thời gian dài mà không những nó không mang lại lợi nhuận mà còn khiến bạn thua lỗ.

Đọc thêm: Nhà Đầu Tư Thông Minh – Benjamin Graham – MS007

Trường phái 2: Đầu tư tăng trưởng

Đầu tư tăng trưởng là bạn sẽ đầu tư vào những doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng liên tục trong 1 – 3 năm trở lại đây với tốc độ cao trên 25%.

Sẽ có một vài quý hoặc năm có lợi nhuận, doanh thu đột biến do công ty đang hưởng lợi bởi một chính sách kinh tế nào đó hoặc đang vào đúng chu kỳ ngành.

Sự tăng trưởng này chắc chắn đến từ những sản phẩm, dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp chứ không phải doanh thu, lợi nhuận đột biến từ việc công ty này chuyển nhượng, bán tài sản mà ra.

Tiêu biểu cho trường phái đầu tư tăng trưởng, đó chính là cổ phiếu FPT Công ty Cổ phần FPT (HOSE). Công ty này bắt đầu tăng trưởng lợi nhuận sau thuế tăng trưởng với tốc độ bình quân hơn 34,1%/năm từ năm 2014. Điều này đã giúp giá cổ phiếu tăng hơn 1175% trong 8 năm qua.

Điểm hấp dẫn của phương pháp này là sự tăng trưởng thu hút được sự quan tâm, chú ý của đám đông. Chính điều này đã giúp cho giá cổ phiếu tăng nhanh, tương đương với mức tăng trưởng của nó, tăng trưởng ở đây không phải là các cổ phiếu đã tăng quá nhiều mà là đà tăng ở đây chính là cổ phiếu đang có quán tính tăng mạnh, các NĐT chấp nhận mua giá cao với mức PE trên trời và kỳ vọng bán giá cao hơn.

Trên thế giới có rất nhiều người thành công với trường phái này điển hình là William J. O’Neil, Mark Minervini, Oliver kell..vv với các phương pháp lựa chọn CANSLIM, SEPA..vv

                 

Ưu điểm: Đầu tư tăng trưởng sẽ giúp nhóm NĐT này gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng, bắt được đúng sóng uptrend của một cổ phiếu, thường được các NĐT cá nhân áp dụng.

Nhược điểm: là nếu như với nhóm đầu tư giá trị, họ sẽ có cơ hội có thêm lợi nhuận từ chia cổ tức thì nhóm đầu tư tăng trưởng lại không. Bởi vì hầu hết các công ty tăng trưởng đều giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, thay vì chia cổ tức cho cổ đông. Bên cạnh đó, một hạn chế lớn khác của phương pháp đầu tư này là nhà đầu tư thường phải trả giá cao hơn nhiều so với giá trị tài sản ròng của DN tại thời điểm đầu tư bởi các chỉ tiêu định giá hiện tại như P/E, P/B hay EV/EBITDA nên cũng chịu rủi ro cao hơn thi thị trường điều chỉnh.

Đọc thêm: Giao dịch như một phù thuỷ chứng khoán – Mark Minervini – MS010

Trường phái 3: Đầu tư theo phân tích kỹ thuật

Theo đó, trường phái đầu tư này cố gắng mua vào những cổ phiếu đang có “sóng” và họ sẽ bán ra cổ phiếu trên vùng đỉnh sóng, khi có tín hiệu xu hướng đảo chiều. Với trường phái này, vì chỉ dựa vào giá, khối lượng giao dịch và các chỉ số kỹ thuật nên sẽ có quan điểm đầu tư trái ngược với phương pháp đầu tư giá trị với 3 quan điểm: mọi thông tin sẽ được phản ánh vào giá, giá vận động theo xu thế, biến động thị trường liên quan đến tâm lý của các NĐT.

Ưu điểm: của trường phái phân tích kỹ thuật so với những trường phái ở trên là quan tâm nhiều hơn đến tâm lý thị trường. Do đó, nếu là 1 NĐT có kinh nghiệm, điều này sẽ giúp cho bạn đưa ra quyết định đầu tư hợp lý một cách nhanh chóng mà không phải quan tâm đến quá nhiều các thông tin, chỉ số tài chính khác. Hơn nữa, trường phái đầu tư kỹ thuật luôn là đầu cơ lướt sóng.

Nhược điểm: là 1 NĐT theo trường phái kỹ thuật thì trader phải là một người đầu tư nhiều thời gian liên tục quan sát biểu đồ, bảng điện để không bỏ lỡ những cơ hội mua bán hợp lý. Và đối với đầu tư theo phân tích kỹ thuật, các biến động trong ngắn hạn sẽ rất dễ làm giảm lợi nhuận đầu tư. Do đó, NĐT cần có khả năng quản lý rủi ro thật tốt để có thể đầu tư hiệu quả và mang lại lợi nhuận cao.

Đọc thêm: Tuyệt Kỹ Giao Dịch Bằng Đồ Thị Nến Nhật – MS050

Trường phái đầu tư chứng khoán nào tốt nhất?

 Nhà đầu tư không thể áp dụng hết những phương thức và chiến lược kể trên, mà phải xác định cho mình một hay vài phương thức, chiến lược nhất định. Không có câu trả lời rõ ràng cho việc trường phái đầu tư nào tốt nhất bởi mỗi nhà đầu tư có một mục tiêu đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, thời gian đầu tư khác nhau và việc chọn một phương thức đầu tư thích hợp cho từng cá nhân.

One thought on “3 trường phái đầu tư hiệu quả nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo