Định giá theo phương pháp P/B, chỉ số vàng cho giai đoạn suy thoái

1.Chỉ số P/B là gì?

Chỉ số P/B (hay tỷ số P/B) là viết tắt của cụm từ Price to Book ratio trong tiếng Anh. Đây là tỷ số tài chính được dùng để đánh giá mối liên hệ giữa giá trị thực tế của một cổ phiếu tại thời điểm nhất định với giá trị ghi sổ của chính cổ phiếu đó.

Định nghĩa chỉ số P/B

Giống như P/E, chỉ số P/B cũng là một trong những phương pháp định giá cổ phiếu một cách tương đối. Cụ thể, P/B giúp nhà đầu tư phán đoán được cổ phiếu có đang bị định giá thấp hơn so với giá trị thực hay không. Từ đó, họ có thể đưa ra quyết định mua vào hoặc bán ra để tăng lợi nhuận, giảm rủi ro.

Đối với doanh nghiệp, chỉ số P/B phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tốc độ tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh, ngành nghề kinh doanh, lạm phát, GDP,…  Bởi lẽ, đây là những yếu tố có thể khiến giá cổ phiếu trên thị trường liên tục thay đổi.

>> Xem thêm:  Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – The Dhandho Investor – MS058

Công thức tính chỉ số P/B

Hiện nay, công thức tính P/B được sử dụng nhiều nhất là:

Chỉ số P/B = Giá của cổ phiếu trên thị trường (Price) / Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share)

tinh-chi-so-P/B

Công thức tính chỉ số P/B

Trong đó:

  • Giá thị trường của cổ phiếu (Price) là giá đóng phiên giao dịch của cổ phiếu đó tại thời điểm phân tích.
  • Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share) là giá của cổ phiếu được ghi lại trong sổ sách tài chính tại thời điểm phân tích.

Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (Book value per Share) = (Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ phải trả) / Số lượng cổ phiếu lưu hành.

Ngoài ra, xét trên quy mô toàn bộ doanh nghiệp, ta còn có thể tính chỉ số P/B với công thức như sau:

P/B = Vốn hóa của công ty / Vốn chủ sở hữu

2. cách tính P/B bạn cần biết

Cách tính P/B thông qua báo cáo tài chính

Với cách này, bạn sẽ sử dụng các số liệu có trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với công thức ở trên để tính toán.

Ví dụ: Tính P/B năm 2018 của CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã: NT2), đơn vị tỷ đồng.

Bước 1: Xác định giá trị ghi sổ của cổ phiếu NT2 (Book value per Share) tại bảng cân đối kế toán.

cach-tinh-P/B-BCTC

Cách tính P/B thông qua báo cáo tài chính

  • Tổng tài sản của NT2: 8.852 tỷ đồng.
  • Giá trị tài sản vô hình của NT2: 25 tỷ đồng.

cach-tinh-P/B-qua-BCTC

Xác định giá trị ghi sổ của cổ phiếu NT2

  • Nợ phải trả của NT2: 5.169 tỷ đồng.
  • Số lượng cổ phiếu lưu hành của NT2 là: 287.876.029 cổ phiếu.

Khi đó, Giá trị ghi sổ của cổ phiếu NT2 là: (8.852 – 25 – 5.169) / 287.876.029 = 12.710 (đồng/cổ phiếu).

Bước 2: Xác định giá thị trường của cổ phiếu NT2 (Price) trên hồ sơ công ty.

cach-tinh-P/B-qua-chi-so-TC

Xác định giá thị trường của cổ phiếu NT2

Giá đóng cửa tại phiên cuối cùng của cổ phiếu NT2 năm 2018 (28/12/2018) là 24.600 đồng/cổ phiếu.

Bước 3: Tính P/B năm 2018 của cổ phiếu NT2

Chỉ số P/B của NT2 trong năm 2018 = 24.600 / 12.710 = 1,94

Cách tính P/B thông qua dữ liệu chứng khoán

Nhìn chung, công thức và các bước tính chỉ số P/B ở cách này vẫn giống như cách đầu tiên. Tuy nhiên, bạn sẽ lấy các dữ liệu trên những website tài chính như cafef.vn. Ví dụ, P/B của HPG được tính toán như hình minh họa.

cach-tinh-P/B-qua-du-lieu-san

Tính P/B thông qua dữ liệu có sẵn

Ý nghĩa của chỉ số P/B là gì?

Đối với doanh nghiệp, tỷ số P/B góp phần phản ảnh hiệu quả hoạt động kinh doanh, cụ thể:

  • Nếu chỉ số P/B càng cao, đó là dấu hiệu tích cực, là cơ hội để mở rộng kinh doanh.
  • Nếu tỷ số P/B thấp, doanh nghiệp cần xem xét lại chiến lược của mình, tìm ra những lỗ hổng và khắc phục kịp thời, hạn chế tối đa rủi ro.

y-nghia-cua-chi-so-P/B

Ý nghĩa của chỉ số P/B

Ngoài ra, định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B còn cho doanh nghiệp biết nhà đầu tư chấp nhận bỏ ra khoản vốn gấp bao nhiêu lần so với giá trị sổ sách. Từ đó, giúp doanh nghiệp nhận định về “tương lai” của mình.

Ý nghĩa chỉ số P/B đối với nhà đầu tư

Rõ ràng, chỉ số P/B là một công cụ đắc lực cho các nhà đầu tư. Thông qua P/B, họ có thể định giá cổ phiếu, thấy được tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và cơ hội đầu tư tốt nhất.

  • Khi P/B cao: Sự kỳ vọng của thị trường và khả năng phát triển của doanh nghiệp đang rất lớn. Vì thế, nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu để hướng tới cơ hội lợi nhuận trong tương lai. Song, yêu cầu về vốn sẽ lớn và nhà đầu tư cũng cần xem xét chỉ số nợ phải trả của doanh nghiệp.
  • Khi P/B thấp: Lúc này, có vẻ như doanh nghiệp đang kinh doanh không mấy hiệu quả. Nhà đầu tư cần phân tích kỹ nguyên nhân tỷ số P/B thấp là do đâu, từ đó quyết định có nên mua cổ phiếu với “giá rẻ” để tích lũy hay không.

Giá trị P/B như thế nào là tốt?

Cũng như P/E, không có một mốc giá trị cụ thể nào để khẳng định chỉ số P/B đang tốt. Chỉ số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là lợi nhuận, ngành/ lĩnh vực kinh doanh. Những công ty có mức tăng trưởng cao, cổ phiếu mang lại thu nhập bền vững như Vinamilk thì P/B càng cao càng tốt. Ngược lại, nếu công ty thiên về chất lượng nhiều hơn thì P/B có thể “khiêm tốn”, như tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đạt mức 1,02 (vào 05/2021).

chi-so-P/B-nhu-the-nao-tot

Chỉ số P/B như thế nào là tốt?

Một lời khuyên nữa mà muốn dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư mới đó là việc định giá cổ phiếu theo phương pháp P/B cần kết hợp với các chỉ số khác thay vì thực hiện độc lập. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất đến chỉ số P/B là ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu): chỉ số ROE càng lớn, P/B càng cao.

Cụ thể, doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn sẽ ngày càng thu hút nhiều nhà đầu tư mua cổ phiếu. Sức mua tăng khiến giá cổ phiếu trên thị trường tăng theo làm P/B cao hơn. Và hướng đi ở đây đối với các nhà đầu tư sẽ là rót vốn cho các doanh nghiệp có ROE cao nhưng P/B thấp. Lý do là bởi cổ phiếu các công ty này đang bị định giá thấp hơn so với sức mạnh và tiềm năng thực sự của họ. Việc mua vào với giá thấp trong khi giá ở tương lai có khả năng cao lên chắc chắn tạo ra lợi nhuận đáng kể.

Có thể thấy rằng chỉ số P/B trong chứng khoán là yếu tố vô cùng quan trọng, nhất là với các nhà đầu tư.

FAQ

P/B có giá trị âm hay không?

Khác với P/E, giá trị P/B luôn dương mà không có giá trị âm.

P/B càng cao thì càng tốt, có đúng không?

Trong đầu tư và kinh doanh, P/B càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa P/B thấp là dấu hiệu xấu. Để có đánh giá chính xác nhất, bạn cần xem xét, tham chiếu lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hướng tới là gì, lý do khiến P/B của doanh nghiệp thấp,… Đồng thời, cũng nên kết hợp phân tích P/B cùng với ROE.

Áp dụng vào thực tế:

Chúng ta cùng xem ví dụ sau

Chỉ số P/B cổ phiếu SSI
                         Chỉ số P/B cổ phiếu SSI

Như vậy chúng ta thấy chỉ số P/B của cố phiếu SSI ở giai đoạn suy thoái chỉ quanh mức 1.0, đó là mức P/B tốt để đầu tư cổ phiếu trung và dài hạn.

Lưu ý: chỉ số P/B thường được áp dụng để định giá cổ phiếu dòng tài chính như: Ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm.…vv

Chỉ số này có thể là chiến lược tốt cho nhà đầu tư lựa chọn cổ phiếu đầu tư dài hạn trong giai đoạn thị trường Downtrend.

One thought on “Định giá theo phương pháp P/B, chỉ số vàng cho giai đoạn suy thoái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo