Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng – Mark Minernivi
Cuối sách này tập hợp 123 câu hỏi của độc giả gửi cho Mark Minevini sau 2 cuốn sách của ông. Ông tập hợp lại theo các chủ đề và hỏi thêm 3 nhà đầu tư thành công khác để cùng trả lời các câu hỏi này: David Ryan, Mark Minevini, Dan Zanger và Mark Ritchie II. Tại đây 4 người này trả lời từng câu hỏi trong 150 câu, nhưng tôi sẽ tóm gọn ý của 4 người họ lại thay vì note từng người riêng.
- Giới thiệu
- Qua thời gian các nđt có thay đổi phong cách không?
Về cơ bản hiện tại giao dịch cũng không khác nhiều so với trước đây, thời điểm mà phong cách đầu tư đã hình thành, có sự tinh chỉnh chỉ 5% kể từ đó tới nay. Như hiện nay tập trung nghiên cứu các điểm mua khi kéo ngược, mua tại các điểm phá vỡ, rút tiền ra kịp thời trước khi thị trường sụp đổ, hay mua khi cổ phiếu ở gần và phá đỉnh 52w cao nhất…
- Thành công đến ngay lập tức hay phải trải qua nhiều thử thách, phải mất bao lâu để trở thành 1 nhà giao dịch thành công bền vững
Minervini mất 6 năm đầu thua lỗ thất bại khi tham gia đầu tư, những người khác cũng thê thảm ko kém như Zanger nhân đôi tài khoản xong cháy và loay hoay cũng mất 6 năm, 1 số người khác thì mất 2-3 năm để bắt đầu có sự kỷ luật trong đầu tư và dần thành công hơn. Nhìn chung không thể thành công trong chớp mắt ngay được mà cần thời gian rèn luyện, cần sự kỷ luật cao trong đầu tư.
- Các nhà đầu tư lớn có lợi thế hơn các nđt cá nhân không? Ông đánh giá thế nào về ý kiến cho rằng chứng khoán là 1 trò chơi thao túng?
Các nđt lớn có thể có chất lg thông tin tốt hơn nhưng họ phải trả nhiều chi phí cho điều đó. Bên cạnh đó kích thước quá lớn họ ko thể mua/bán dễ dàng như nđt cá nhân.
Việc bảo thị trường thao túng chỉ có các nđt yếu kém thất bại hay nói, những người chiến thắng sẽ ko nói những điều đó vì họ biết cách đầu tư thay vì đổ lỗi sự thất bại của mình do người khác.
- Liệu có thể trở nên giầu có với nghề giao dịch chứng khoán ngay cả khi bắt đầu với 1 tk nhỏ?
Chắc chắn là có thể làm giầu, giao dịch ngày càng rẻ đi, thông tin tiếp cận dễ dàng hơn và cơ hội làm giầu từ đầu tư chứng khoán đang gần hơn bao giờ hết. Bắt đầu với số vốn nhỏ là điều tốt vì bạn cần nhiều thời gian để học hỏi và thường hay thua lỗ ở giai đoạn đầu và đúc rút kinh nghiệm thực tế từ đó.
- Lựa chọn cổ phiếu
- Cách tốt nhất để tìm ra các cổ phiếu có động lực (momentum stocks) với tiềm năng lớn là gì?
Sử dụng chỉ số RS là 1 khái niệm tốt, càng cao càng tốt, cổ phiếu có alpha cao và độ lệch chuẩn thấp trước khi mua là được ưu tiên. Ngoài sức mạnh giá mạnh mẽ, cần các đặc điểm về lợi nhuận của doanh nghiệp, chờ đợi điểm mua phù hợp vì nhiều nđt nghĩ rằng chỉ vài ngày là cp tăng lên mây nhưng chỉ sau 1 vài cú đảo chiều điều chỉnh hầu hết mọi người sẽ bán ra cắt lỗ. cần kiên nhẫn đợi điểm mua phù hợp tránh bị thua lỗ sớm sau khi mua.
- Ông có bao giờ bắt đáy không?
Họ đều không tham gia bắt đáy, nhất là các cp tạo các đáy mới. Họ tập trung mau các cp đang có xu hướng lên giá mạnh và đang trong đà tăng trưởng mạnh. Hầu hết khoản lãi lớn nhất tới từ các khoản đầu tư này. Bắt đáy ở đây chỉ là khi cp điều chỉnh xong và bắt đầu quay lại tăng giá mạnh thì có thể tham gia sớm.
- Ông tìm kiếm các nhóm ngành dẫn dắt ntn?
Tất cả đều tìm kiếm các cổ phiếu mạnh, sau đó mới xây dựng nên nhóm ngành dẫn dắt, và tìm kiếm các cp hàng đầu trong nhóm ngành đó. Nhưng về cơ bản đều là theo dõi từng cổ phiếu riêng lẻ là chủ chốt và đầu tư theo dạng pick stock. Nếu thị trường chung yếu thì càng nên theo dõi các cp mạnh để đợi điểm mua khi thi trường chung phục hồi thì nhóm cp đang mạnh rất dễ thành cp dẫn dắt tiếp theo.
- Thông thường, khi đầu tư hết toàn bộ số tiền trong tài khoản thì danh mục của ông bao gồm bao nhiêu mã cổ phiếu?
Thông thường số lượng cổ phiếu chỉ khoảng 4-10 mã, mức mà đem lại hiệu quả nhất vào khoảng 4-8 mã. Có 1 số cách khác như mua 10 mã, mua ban đầu mỗi mã 5%, nếu tốt sẽ mau nốt 5% là full tỷ trọng. Cũng có người giàn trải hơn từ 8-20 mã, có người từ 8-12 mã. Nhưng nhìn chung mốc 10 mã là bình quân của các nhà đầu tư thành công.
- Tỷ trọng tối đa mỗi vị thế trong danh mục của ông là bao nhiêu? Ông có bao giờ đặt cược toàn bộ tài khoản của mình vào 1 mã cổ phiếu không?
Thông thường tỷ trọng tối đa cho 1 cổ phiếu là 25% là mức tối ưu và đảm bảo khá an toàn cho nhà đầu tư. Đôi khi họ cũng có mua nhiều hơn ở mức 30-50% tỷ trọng cho 1 mã nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra và phải thật cẩn trọng nếu sử dụng chiến lược này.
- Xác định số lượng cổ phiếu cần mua dựa trên rủi ro là 1 khoản tiền nhất định hay theo tỷ lệ % cố định.
Các nđt đều phân bổ theo tỷ trọng % danh mục. Việc xác định số tiền cụ thể để xác định mức lỗ cụ thể ta có thể chịu đựng để ước tính nếu có cú nhẩy gap giá giảm sẽ ra sao. Thường sẽ mở vị thế 5-10% ban đầu và nếu thuận lợi mới tăng vị thế lên tiếp, nếu không sẽ bán khi dính lệnh dừng lỗ.
- Ông có tăng quy mô vị thế giao dịch dựa trên sự tăng trưởng của tài khoản trong năm không? Hay ông sẽ sử dụng cùng 1 quy mô vị thế như ban đầu cho cả năm để duy trì số tiền rủi roc ho mỗi giao dịch ở mức cố định?
1 số nđt sẽ tăng quy mô theo tỷ trọng để lên 10% hay 25% danh mục, 1 số khác thì tập trung vào mức chịu đựng rủi ro có thể gặp phải khi họ gia tăng vị thế và đột nhiên gặp phải 1 cú điều chỉnh mạnh của thị trường chung ảnh hưởng tới vị thế họ đang nắm giữ.
- Ông xác định chất lượng của 1 tín hiệu giao dịch (setup) ntn? Làm sao để biết nên ưu tiên dành nhiều vốn hơn cho mã cổ phiếu này so với các mã cổ phiếu khác? Hay ông giữ tỷ tọng bằng nhau cho tất cả các mã cổ phiếu?
Độ biến động là yếu tố được coi trọng nhất trong việc phân bổ tiền vào cổ phiếu nào và tỷ trọng bao nhiêu. Sau đó là sự tích lũy ở nền giá chắc chắn, thời gian củng cố ở nền giá đó là bao l, các nền giá 1-2 là tốt, với các cp đã ở nền giá 3-4-5 thì cơ hội sẽ khá khó khăn và gặp phải sự biến động khá lớn khi tham gia. Cố gắng giữ tỷ trọng mỗi cổ phiếu là đều nhau, nhưng còn phụ thuộc vào thanh khoản của cổ phiếu đó đang ntn, rất nhiều khi cp tốt nhưng không đủ thanh khoản để mua/bán nó.
- Phân tích kỹ thuật
- Ông đi từ việc quan tâm mã cổ phiếu đến việc đưa ra quyết định mua ntn? Cụ thể, ông tìm kiếm đặc điểm gì về giá và khối lượng trước khi mau cổ phiếu?
Điều quan trọng nhất là cổ phiếu đó có sự thu hẹp về độ biến động, cạn kiệt lực bán ra, thể hiện sự chắc chắn trong phiên tăng giá đi kèm khối lượng lớn, khi đ ingang ở nền giá có sự nén chặt trong 1 tuần hoặc lâu hơn trước khi tăng tiếp. Nếu hành động giá trong ngày thực sự tốt thì sẽ có thể mạo hiểm mua vào nhiều hơn khi nó phá vỡ nền giá đi lên.
- Liệu 1 cổ phiếu có yếu tố cơ bản kém nhưng sở hữu sức mạnh giá tương đối (RS) tuyệt vời và đang giao dịch ở gần đỉnh 52w vẫn đủ điều kiện làm cổ phiếu dẫn dắt (leader) không? Có ý kiến cho rằng, 1 cổ phiếu có RS cao phải có 1 số lý do cơ bản nhất định.
Về cơ bản, chỉ cần giá là đủ trở thành cổ phiếu dẫn dắt thị trường. Nhưng nếu nó đi kèm với lợi nhuận tăng trưởng đặc biệt tốt thì các yếu tố tăng giá sẽ chắc chắn và bền vững hơn. Khoảng 70% các cổ phiếu dẫn dắt là vừa có yếu tố giá và cơ bản thuận lợi, vào 1/3 trong số đó có thể ko có hoặc thông tin lợi nhuận tốt chưa đc đưa ra tại thời điểm giá tăng mạnh mẽ thành cổ phiếu dẫn dắt.
- Làm thế nào để xác định được 1 xu hướng tăng
Xem xét các đường trung bình ma50, ma150, ma200, không bao giờ mua cp nằm dưới ma200 để tránh các cổ phiếu đang giao dịch trong xu hướng giảm dài hạn. Ma50 cũng cần nằm trên ma200 và đều có xu hướng dốc lên. Nếu xu hướng mạnh nữa thì ma20 nằm trên đường ma50.
- Ông thích mua cổ phiếu có đà tăng trưởng tại điểm kéo ngược (pullback) hay thích mau tại điểm phá vỡ (breakout)?
Mua tại điểm phá vỡ là tốt nhất vì có thể cp đó tăng ngay mà ko kéo ngược lại và bạn lỡ sóng. Mua ở điểm kéo ngược khi ta đã lỡ song ở điểm phá vỡ trước đó. Bên cạnh đó, nếu thị trường đang tăng mạnh mẽ thì mau ở điểm phá vỡ là tối ưu, còn tron thị trường biến động thất thường thì các điểm kéo ngược lại là điểm mua có vẻ tốt hơn. Đợi các điểm khi giá kéo ngược về ma10 để mua cũng là chiến lược thích hợp để tham gia vào các siêu cổ phiếu đó.
- Ông định nghĩa điểm phá vỡ là như thế nào?
Điểm phá vỡ thường là điểm mà vượt cao lên trên 1 mức giá định trước. Đó thường là nền giá hoặc vùng củng cố đi ngang trước đó. 1 nền giá tốt nên kéo dài ít nhất 4 tuần, khi cổ phiếu thoát ra khỏi nền giá, thanh khoản nên cao hơn 25% và tốt nhất 100% so với mức trung bình. Sau khí phá vỡ, giá có thể tăng 2-3 ngày sau đó điều chỉnh đi ngang củng cố và không bao giờ quay lại vùng củng cố pivot cũ nữa. Nếu quay lại thì đợt tăng giá này nhiều khả năng sẽ thất bại hoặc tiềm năng tăng giá sẽ khá yếu. Điểm phá vỡ cũng có thể đc coi là điểm vượt lên trên đường xu hướng, vượt đỉnh cũ hoặc vượt qua 1 vài điểm pivot, lý tưởng nhất là tại đó có cả 3 loại vượt này cùng xảy ra đồng thời.
- Tôi đã từng gặp phải các điểm phá vỡ giả. Theo đó, giá cổ phiếu quay trở lại bên trong nền giá và tích lũy lâu hơn. Ông có cho rằng việc mau cao hơn 10-20 cent so với điểm mua sẽ là 1 kỹ thuật hiệu quả để tránh bị sập bẫy các điểm phá vỡ giả không?
Khi có điểm phá vỡ, ta vẫn nên mua vào nhưng ở 1 vị thế vừa phải và chờ đợi xem nó có thực sự vượt qua đc điểm phá vỡ đó ko, Chờ đợi để giá tăng vượt qua 5-10-20 cent mới mua hoặc mua tiếp cũng có thể được chấp nhận. Nhưng ko có gì chắc chắc việc giá ko quay trở lại nền giá sau đó. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thị trường chung lúc đó.
- Nếu đồ thị của 1 cổ phiếu có xu hướng tăng rất đẹp, nhưng thị trường chung lại đang trong xu hướng giảm, ông sẽ mua cổ phiếu đó hay chỉ đứng ngoài quan sát?
Khi thị trường chung giảm mạnh or đang ở thị trường con gấu thì thường đứng ngoài hoặc giao dịch với tỷ trọng rất nhỏ, thường hầu hết cổ phiếu đều bị đi theo thi trường chung, khi thị trường chững lại đà giảm và tích lũy có thể sẽ tham gia lại ở các cổ phiếu dẫn dắt hàng đầu.
- Làm thế nào để xác định xem thị trường đang phân phối hay đang tích lũy? Ông vận dụng điều này ntn trong giao dịch?
Nếu thị trường giảm mạnh kèm khối lượng lớn là dấu hiệu của sự phân phối và ta cần giảm quy mô đầu tư, ngược lại nếu thị trường tăng với thanh khoản tăng vọt là dấu hiệu cho sự tích lũy trên thị trường. Ta cũng có thể theo dõi các cổ phiếu hàng đầu nếu lệnh treo mau bị khớp là chính là dấu hiệu xấu và ngược lại lệnh treo bán đc khớp là tín hiệu tốt.
- Nếu ông thấy 1 cổ phiếu dẫn dắt tạo điểm phá vỡ thoát khỏi nền giá tốt, trước khi thi trường chung có ngày bùng nổ theo đà (follow through day), ông có mua cổ phiếu đó không? Nếu có, ông mua đầy đủ 1 vị thế trước khi xảy ra ngày bùng nổ theo đà hay sẽ mua thận trọng hơn?
Nếu chưa có ngày bùng nổ theo đà, mà cổ phiếu có sự tăng trưởng và tạo đáy trước đi lên thì sẽ vẫn mau cổ phiếu đó nhưng ở 1 tỷ trọng thận trọng hơn thường <50% lượng muốn mua. Khi xuất hiện ngày bùng nổ theo đà sẽ mua nốt tỷ trọng còn lại cần thiết. Nhưng nếu có ngày bùng nổ theo đà mà ko có cổ phiếu nào đạt tiêu chí đầu tư thì sẽ vẫn không tiến hành đầu tư vội vàng mà tiếp tục chờ đợi.
VII. Tiêu chí mua
- Ông mua toàn bộ vị thế trong 1 lần hay mua từng phần và sau đó mua thêm (scale in)? ông có bán giảm tỷ trọng từng phần (scale out) khi 1 cổ phiếu chống lại mình không, hay ông bán hết trong 1 lần?
Thường sẽ mua ở 1 tỷ trọng vừa phải ban đầu, có thể ở mức 40-50% lượng mong muốn ở điểm phá vỡ nền giá (pivot), sau đó chờ đợi tới cuối ngày xem hành động giá mạnh mẽ không, nếu có sẽ mua hteme 20%, sau đó đợi 2-3 ngày xem cổ phiếu diễn biến ntn, nếu ổn sẽ tiếp tục mua thêm, nếu trì trệ ở vùng giá đó hoặc rơi lại vùng củng cố thì sẽ cắt giảm vị thế đã mua xuống. Khi bán thì thường giảm dần vị thế, chỉ bán hết nếu giá cổ phiếu đột ngột nhẩy gap giá vọt qua điểm cắt lỗ dự kiến.
- Khi cổ phiếu tạo điểm phá vỡ, ông sẽ mua khi giá vượt lên trên điểm pivot 1 khoảng nhất định ngay trong phiên hay chờ giá đóng cửa cuối ngày?
Thường sẽ mua ngay khi giá vọt lên điểm pivot và bắt đầu vọt qua với tỷ trọng khoảng <50% lượng cần mua., sau đó quan sát đà tăng giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu để quyết định mua hết hay không. Thường cổ phiếu tốt sẽ có thanh khoản tăng mạnh trong giai đoạn sau khi vọt qua điểm pivot mới tạo ra đc vùng giá mới tốt.
- Ông xử lý ntn khi nhiều cổ phiếu đồng loạt có tín hiệu mua? Giả sử 4-5 cổ phiếu trong 15 mã ong đang theo dõi đồng thời xảy ra điểm phá vỡ thì ông hành động ra sao?
Rất hiếm khi có đồng loạt cổ phiếu có điểm mua, nếu có thì là xuất hiện gần nhau do thi trường tăng giá mạnh mẽ. Thường sẽ theo dõi kỹ các cổ phiếu đang dự kiến mua, có thể đặt các cảnh báo khi giá chạm các điểm đó để lập tức mua ngay.
- Ông có bao giờ mua lại 1 cổ phiếu vừa làm ông thua lỗ không? Kế hoạch để tìm điểm mua trở lại là gì?
Việc này thường xuyên diễn ra, vì 50% các cổ phiếu phá vỡ thất bại và qua lại nền giá cũ, tái củng cố lại và cần nhiều thời đian để lỗ lực phá vỡ nền giá cũ đó. Các nđt cũng thường tiến hành mua lại khi các cổ phiếu đáp ứng yêu cầu phá vỡ nền giá chặt chẽ, giảm độ biến động và phá vỡ với khối lượng lớn đi kèm.
74. Ông xử lý ntn khi vừa cắt lỗ xong thì cổ phiếu bất ngờ trở lại điểm mua ngay trong phiên?
Vẫn có những trường hợp đó, nhưng nếu xảy ra thì nó thể hiện cổ phiếu đó có sự biến động quá mạnh và sẽ khó có thể tiếp tục đầu tư vì độ biến động qúa cao của nó. Bên cạnh đó cần xem lại điểm dừng lỗ quá gần hay không để dính lệnh dừng lỗ đó. Thường hiếm khi ai mua lại ngay cổ phiếu đó trong phiên ngay khi vừa bán nó đi.
- Ông có nghĩ rằng 1 nhà giao dịch nên tham gia các cổ phiếu có đà tăng trưởng (momentum stock) bằng cách mua khi cổ phiếu đó kéo ngược (pullback) về đường trung bình động (MA) không?
Cách giao dịch này cũng tương đối cơ bản, các cổ phiếu điều chỉnh kéo ngược về đường trung bình ma20, ma50 để mua cũng tương đối tốt, nhưng chỉ mua khi giá đã bắt đầu bật lại chứ ko mau lúc giá đang giảm. Bên cạnh đó, các cổ phiếu mạnh nhất thường chỉ điều chỉnh về các đường ma10 hoặc ma20 là sẽ bật tăng trở lại.
- Ông đã xác định điểm dừng lỗ cho các giao dịch ntn?
Thường tính theo tỷ lệ % chấp nhận lỗ và kết hợp với các đường hỗ trợ, nếu chạm tỷ lệ % hay thủng đường hỗ trợ sẽ bán đi. Ngoài ra, có thể kẻ đường trendline tăng và khi thủng sẽ bán, 1 số đường hỗ trợ thường dùng khác là ma10 và ma21. Thường sẽ cắt lỗ khi khoảng lỗ lên tới 4% và 6%, hoặc khi đồ thị gãy xu hướng tăng sẽ bán khi giá giảm từ 3-10% so với điểm mua.
- Tỷ lệ rủi ro tối đa trên tổng vốn đầu tư mà ông có thể chấp nhận cho mỗi lượt giao dịch là bao nhiêu %?
Thường vào khoảng 0.75-1.25% cho mỗi vị thế và tối đa là 2.5% cho 1 vị thế. Tổng lỗ cho tài khoản có thể chấp nhận được ở mức khoảng 1% tổng tài khoản. Khi mọi thứ tốt đẹp thị trường tăng trưởng có thể nâng mức chấp nhận lỗ trên tổng tài khoản lên 2-3%.
- Khi thiết lập điểm dừng lỗ, ông sẵn sàng chấp nhận 1 khoảng lỗ 10% hay 2 khoản lỗ 5%, cái nào cho ông nhiều cơ hội để thành công với giao dịch hơn?
Chấp nhận các khoản lỗ nhỏ và cố gắng ko để 1 khoản lỗ vượt quá 10%. Tốt nhất giới hạn 1 vị thế có thể lỗ chỉ ở mức 5% thì việc quay lại mới dễ dàng được.
- Ông có thể nêu ra ví dụ về 1 giao dịch thua lỗ khi ông phân tích sai và giải thích lý do?
Sai lầm thường xảy ra khi lựa chọn đầu tư theo cảm tính và bị thu hút bởi các cổ phiếu hấp dẫn nhưng ko có nền giá chắc chắn trước đó. Các cp phá vỡ nền giá với khối lượng thấp và sau đó khối lượng giảm dần và thất bại dẫn tới việc bán cắt lỗ vị thế.
- Nếu hành động giá của cổ phiếu chống lại ông và ông đang lỗ, ông sẽ bán từng phần hay bán luôn toàn bộ vị thế trong 1 lần?
Lý tưởng nhất là bán cắt lỗ toàn bộ nhanh chóng khi chạm điểm dừng lỗ. Nhưng rất nhiều cổ phiếu có thanh khoản ko đủ để bán và ta có thể phải bán từng phần. ưu tiên bán các quyền chọn mua đi trước sau đó mới bán tới cổ phiếu, vì khi bán cổ phiếu trước sẽ làm giá quyền chọn mua bị giảm thêm nữa.
- Ông sử dụng quy tắc dừng lỗ gì khi 1 cổ phiếu vừa mới xuất hiện điểm phá vỡ nhưng ngưỡng hỗ trợ rõ ràng, gần nhất lại thấp hơn giá thị trường tới 15-20%? 1 điểm dừng lỗ 10% liệu có cung cấp đủ cơ hội nhưng vẫn đủ chặt để kiểm soát rủi ro?
Với các khoản lỗ 10-20% sẽ làm ta phá sản và khó có thể giao dịch thành công. Cố gắng thoát các lệnh thua lỗ ở mức 2-3% và 5% là mức bắt đầu rất nhiều và ko đc để quá 10% cho mỗi cổ phiếu ta mới có nhiều cơ hội phục hồi lại nhanh chóng.
- Điều gì xảy ra nếu cổ phiếu chạm đến điểm dừng lỗ với khối lượng rất thấp? ông vẫn cắt lỗ hay giữ lại và cho cổ phiếu thêm 1 chút cơ hội?
Hãy cắt lỗ ngay vì nếu ko các khoản thua lỗ này cũng sớm thành các khoản lỗ lớn. Ít nhất cắt giảm 30-40% tỷ trọng hiện có và tiếp tục bán đi sau đó.
- Ông có bao giờ bán 1 cổ phiếu yếu trước khi nó chạm điểm dừng lỗ không? Những yếu tố nào sẽ khiến ông cắt lỗ sớm?
Có 1 danh sách các vi phạm và theo dõi chúng, nếu vi phạm nghiêm trọng sẽ bán đi mà ko cần đợi tới chạm điểm cắt lỗ. Như cổ phiếu tại điểm phá vỡ với khối lượng thấp, sau đó giảm gia với khối lượng lớn, 3-4 lần tạo đáy thấp hơn mà ko có hành động giá hỗ trợ, đóng cửa dưới ma20, ma50 là những vi phạm nghiêm trọng cần bán bớt cp đi. Hoặc khi thị trường đang vào những phiên đóng hợp đồng phái sinh sẽ biến động cao, hay cổ phiếu sau khi qua điểm pivot chững lại ko tăng nữa và bị chôn vốn quá lâu,…hoặc khi muốn bán cổ phiếu yếu đi để mua các cổ phiếu mạnh hơn.
- Khi 1 cổ phiếu chiến thắng đã tăng đáng kể và bắt đầu kéo ngược, đặc biệt là nếu thị trường chung vẫn giữ nguyên xu hướng tăng, ông sẽ quyết định bán ntn?
Thông thường sẽ di chuyển điểm bán lên cao hơn so với điểm cắt lỗ ban đầu. Có thể sử dụng các đường ma10, ma21 để theo dõi khi cổ phiếu chọc thủng các đường này có thể bán đi. Tùy thuộc vào tỷ trọng các cổ phiếu đó, nếu nó vẫn tăng theo góc 30 độ thì có thể tiếp tục nắm giữu chúng. Các cổ phiếu có sự tăng giá 20% từ nền giá thường sẽ có điều chỉnh tự nhiên, sự điều chỉnh này nên <2/3 mức tăng trước đó, và sự điều chỉnh càng thấp thì càng mạnh và nên tiếp tục giữ nó. Các cú kéo ngược điều chỉnh tự nhiên là hoàn toàn bình thường, nếu ko muốn chịu đựng ta có thể bán nó đi và chờ mua lại sau.
- Ông làm thế nào để xử lý ranh giới mỏng manh giữa việc chốt lãi khi giá đang tăng mạnh và nắm giữ cổ phiếu tốt để tiếp tục sinh lời?
Bán khi tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro chuyển sang bất lợi, sử dụng ma50 để biết khi nào nên bán ra. Theo dõi các đỉnh cao trào như tăng 30% trong 3 tuần sau khoảng 1 năm giá cổ phiếu liên tục đi lên cũng nên bán ra. Các cổ phiếu tăng ào ào trong 1-2 tuần sau đó giảm mạnh cũng là các cổ phiếu có tín hiệu bán rõ ràng. Bán cổ phiếu khi còn đang rất mạnh là chiến lược rất thuận lợi để ra hàng.
- Ông xử trí thế nào đối với các cổ phiếu lãi >20% chỉ trong 1 vài ngày hoặc vài tuần?
Thường sẽ bán ra 1 phần để hiện thưc hóa lợi nhuận, nhưng ko nên bán hết nó đi. Cũng đừng nên mua thêm thật nhiều vào vì nghĩ là cổ phiếu làm đổi đời cho nđt mà nhận giá vốn cao và rất dễ thua lỗ khi cổ phiếu điều chỉnh mạnh.
- Ông quản lí các giao dịch thành công ntn? Các loại tín hiệu bán ông sử dụng là gì?
Thường sẽ sử dụng mốc 8% so với giá vốn ban đầu, khi đã có lợi nhuận sẽ di chuyển lên điểm hòa vốn, sau đó là sử dụng các đường trung bình động để bán, khi cổ phiếu xuyên thủng ma21, hay ma50, ma200 thì sẽ phải bán đi để đảm bảo lợi nhuận và giá này phải cao hơn giá vốn ban đầu. Thường nếu cổ phiếu đang tăng mạnh thì nên có 1 khoản lãi gấp 2 lần rủi ro bạn chấp nhận mới nên bán chúng đi.
- Kiểm soát tâm lý
- làm thế nào ông có thể duy trì tính kỷ luật và kiềm chế ham muốn giao dịch quá mức? khi nào thì ông chỉ khoanh tay đứng nhìn?
Chúng ta phải tự kiểm soát việc này, để hệ thống chỉ báo và ta giao dịch theo chúng mà ko nên đưa cảm xúc vào để tránh mua bán quá đà. Khi thị trường biến động thất thường nên ngồi ngoài theo dõi quan sát mà ko nên vào mua bán quá mức, tập trung theo dõi chờ đợi cơ hội để quay lại.
- Ông làm gì hi gặp phải 1 chuỗi thua lỗ liên tiếp? ông sẽ thực hiện điều chỉnh gì cho hoạt động giao dịch của mình?
Khi gặp các chuỗi liên tiếp ntn, thường thị trường đang rất khó khăn và ta nên đứng ngoài. Nếu không sẽ phải liên tục điều chỉnh giao dịch quy mô nhỏ lại, giao dịch chậm hơn, điểm cắt lỗ gần hơn nữa.
- Có khi nào ông không tuân thủ kỷ luật giao dịch không? Điều gì khiến ông đánh mất sự tập trung? Ông làm thế nào để quay trở lại quỹ đạo?
Cũng có đôi khi giao dịch không kỷ luật như để điểm cắt lỗ trôi đi, hay mua các cổ phiếu ko đủ tiêu chuẩn khi đang ở 1 chuỗi các thắng lợi liên tiếp làm ta tự tin quá mức và chủ quan. Cũng có lúc thử các chiến lược mới xa rời chiến lược của bản thân. Nhưng qua thời gian chỉ có chiến lược momentum là phù hợp với bản thân nên họ trung thành với nó.
- 5 quy tắc giao dịch hàng đầu của bạn là gì?
Minervini:
- Đầu tiên luôn nghĩ tới rủi ro. Luôn giao dịch với lệnh dừng lỗ và biết được bạn tại mức giá nào bạn cần phải cắt lỗ trước khi quyết định mau vào
- Giữ cho các khoản lỗ nằm ở mức nhỏ và bảo vệ điểm hòa vốn khi bạn có được 1 khoản lãi vừa phải
- Đừng bao giờ chấp nhận rủi ro cao hơn mức lãi kỳ vọng
- Đừng bao giờ bình quân giá xuống
- Biết được năng lực giao dịch thực sự của bản thân, hãy nghiên cứu thành tích giao dịch của mình thường xuyên
Ryan:
- Cắt lỗ và giữ chúng ở mức nhỏ
- Kỷ luật cao độ
- Giao dịch nhỏ hơn sau 1 chuỗi thua lỗ liên tiếp
- Đừng bao giờ để khoản lãi biến thành lỗ
- Bán cổ phiếu yếu, dồn tiền cho cổ phiếu mạnh
Zanger:
- Đừng bao giờ để cho 1 khoản lãi biến thành 1 khoản lỗ
- Không bao giờ mua rượt đuổi 1 cổ phiếu đã tăng giá nhiều hơn 3%-5% so với điểm pivot
- Tránh giao dịch hợp đồng quyền chọn
- Giảm quy mô vị thế giao dịch sau khi cổ phiếu đã tăng giá mạnh
- Nắm giữ chặt các cổ phiếu mạnh và tránh xa các cổ phiếu bị thị trường lãng quên
Ritchie II:
- Luôn giao dịch theo kế hoạch, đặc biệt phải đánh giá rủi roc ho mọi tình huống đối với từng mã cổ phiếu cũng như toàn bộ danh mục
- Luôn giảm quy mô vị thế giao dịch sau khi gặp phải 1 cú lỗ lớn hoặc giai đoạn thua lỗ
- Tập trung vốn vào các chiến lược đang hoạt động tốt và giảm vốn ở những chiến lược không hiệu quả
- Kiểm soát cảm xúc kỹ lưỡng như khi bảo vệ đồng vốn. Luôn thể hiện phong độ tốt nhất mỗi ngày.
- Tại sao các nhà đầu tư trung bình không thể đạt được thành tích giao dịch siêu hạng?
Thường các nđt trung bình là người đang có công việc khác, họ bận bịu việc khác và ko thật sự có sự tập trung và kỷ luật cho hoạt động đầu tư. Vì vậy, họ ko có tiêu chuẩn đầu tư đúng, ko chịu cắt lỗ nhanh cổ phiếu nếu sai, mua thêm bình quân giá xuống, không bảo vệ lợi nhuận khi đã có lợi nhuận, không theo dõi nhật ký giao dịch, không trung thành với phương pháp đầu tư của bản thân và hay phá vỡ kỷ luật để làm các ngoại lệ.
- Ông có lời khuyên nào dành cho các nhà đầu tư mới?
Nên học hỏi từ những người mà bạn mong ước được như họ (phương pháp NLP), và kiên trì thực hiện mục tiêu đó đến cùng. Đọc các tài liệu về đầu tư, các cuốn sách về đầu tư, xây dựng phương pháp đầu tư phù hợp với bản thân mình.
Đọc thêm đầy đủ trong cuốn sách: Những bậc thầy đầu tư theo đà tăng trưởng – Mark Minernivi – MS049