Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là gì?

Định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E là gì?

Định giá cổ phiếu theo P/E là phương pháp định giá cổ phiếu dựa trên chỉ số P/E trong chứng khoán. P/E là chỉ số thể hiện mối liên hệ giữa thị giá của một cổ phiếu với thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS).

Chỉ số P/E phản ánh việc nhà đầu tư đang trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu. Hay chỉ số P/E chỉ ra kỳ vọng của nhà đầu tư vào cổ phiếu đang cao hay thấp. Bởi vậy chỉ số này thường được áp dụng để nhà đầu tư định giá cổ phiếu, từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn.

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E là phương pháp định giá phổ biến trên thế giới, thường được áp dụng để định giá cổ phiếu doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

P/E là chỉ số quan trọng trong đầu tư chứng khoán.

Công thức định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E:

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E sẽ được tính toán theo công thức:

Giá trị của một cổ phiếu = EPS * P/E bình quân ngành

Trong đó:

  • P/E = Thị giá cổ phiếu/EPS bình quân
  • EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành

Lưu ý:

  • P/E chỉ chính xác khi EPS > 0 tức doanh nghiệp không thua lỗ.
  • P/E được phân chia thành 2 loại gồm P/E trailing (P/E hiện tại) và P/E Forward (P/E dự phóng tương lai). Trong đó, P/E Forward được tính theo dự báo lợi nhuận trong tương lai. Nhà đầu tư có thể tự tính toán hoặc tham khảo P/E Forward từ các báo cáo phân tích của công ty chứng khoán.
  • P/E < 10 thường được các nhà đầu tư giá trị sử dụng lựa chọn cổ phiếu, trái ngược lại với các nhà đầu tư tăng trưởng sẽ ít để ý tới chỉ số P/E hơn.

Các cách định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E:

Đối với phương pháp định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E thông thường có 2 cách mà nhà đầu tư có thể sử dụng.

So sánh chỉ số P/E với các công ty khác hoạt động cùng lĩnh vực:

Đây là cách định giá cổ phiếu bằng cách so sánh chỉ số P/E của công ty nhà đầu tư đang quan tâm với các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Lưu ý, những công ty này phải có sự tương quan nhất định về quy mô và mức độ rủi ro.

Chẳng hạn tỷ lệ P/E bình quân ngành hàng tiêu dùng ở mức 20,1 thì nhà đầu tư có thể sử dụng con số này để tính mức giá trị hợp lý của cổ phiếu công ty mà bạn đang quan tâm.

Ví dụ: Chỉ số EPS của công ty A vào ngày 15/7/2021 là 6.540 đồng/cổ phiếu. Vậy giá trị hợp lý của cổ phiếu A là: 6.540 x 20,1 = 131.454 đồng/cổ phiếu.

So sánh với tỷ lệ P/E của công ty trong quá khứ:

Đây là cách định giá cổ phiếu bằng cách so sánh với chỉ số P/E trước đây của công ty mà bạn quan tâm. Với cách định giá cổ phiếu này, nhà đầu tư có thể căn cứ vào tỷ lệ P/E trung bình của cổ phiếu đó tối thiểu trong 5 năm. Sau đó dùng mức P/E bình quân này để làm cơ sở tính giá trị cổ phiếu ở thời điểm hiện tại.

Nếu chỉ số P/E bình quân thấp hơn mức trung bình dài hạn thì cổ phiếu đó đang rất hấp dẫn.

Ưu – nhược điểm của phương pháp định giá theo P/E:

Định giá cổ phiếu theo chỉ số P/E là phương pháp rất thông dụng hiện nay. Phương pháp này có các ưu – nhược điểm:

Ưu điểm

  • Phương định giá cổ phiếu khá đơn giản, dễ tính toán và dễ tiếp cận
  • Cho kết quả nhanh chóng để nhà đầu tư ra quyết định kịp thời
  • Phương pháp này dựa trên cơ sở giá trị thị trường
  • Chỉ số P/E có thể giúp nhà đầu tư xác định giá cổ phiếu đang ở mức nào để đưa ra chiến thuật đầu tư hợp lý nhằm thu về lợi nhuận

Nhược điểm

  • Do trong công thức tính toán chỉ số P/E có yếu tố P (Price) – giá thị trường của cổ phiếu. Nếu thị trường chứng khoán hoạt động không ổn định, giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như đầu cơ, lũng đoạn thị trường thì tỷ số P/E bị sai lệch dẫn đến kết quả định giá không chính xác
  • Phương pháp P/E không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị doanh nghiệp
  • Chỉ số P/E có thể không chính xác trong trường hợp thị trường đánh giá không đúng.

 

Định giá cổ phiếu theo P/E khá đơn giản, dễ tính toán

Những lưu ý khi định giá theo chỉ số P/E

Khi định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E, để đạt hiệu quả, nhà đầu tư cần chú ý:

  • Phương pháp P/E chỉ nên áp dụng đối với những doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, nhà đầu tư sử dụng phương pháp P/E để định giá cổ phiếu cần linh hoạt trong cách sử dụng, không nên áp đặt quá nguyên tắc khi so sánh các công ty khác ngành nghề, hay so sánh công ty với thị trường chung.
  • Nhà đầu tư cần loại trừ những khoản thu nhập bất thường để tăng tính chính xác của việc định giá. Nếu xét về mặt lý thuyết thì nhà đầu tư nên lấy trung bình tỷ lệ P/E trong khoảng thời gian 2 năm để xây dựng một tỷ lệ P/E tiêu chuẩn và sử dụng trong quá trình ra quyết định đầu tư
  • Chỉ số P/E có thể phản ánh giá cổ phiếu nhưng chưa chắc nói lên được cổ phiếu rẻ hay đắt vì còn phụ thuộc vào khẩu vị nhận định của nhà đầu tư, là phản ánh kỳ vọng của nhà đầu tư với doanh nghiệp.

Phương pháp định giá cổ phiếu P/E với nguyên tắc sử dụng đơn giản, trực quan sẽ giúp định giá cổ phiếu tại một thời điểm nhất định của một doanh nghiệp. Đây là một trong các phương pháp định giá cổ phiếu được hình thành đầu tiên trên thế giới và sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực định giá chứng khoán.

  • Tuy nhiên hiện nay các phương pháp định giá DCF, Graham, PE, PB của cổ phiếu được các trang tích hợp sẵn như fireant.vn rất tiện lợi cho nhà đầu tư.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo