FED là gi? Tại sao Fed lại tác động đến thị trường chứng khoán

FED là gì?

FED, tên đầy đủ – Federal Reserve System, đây là tên gọi tắt của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ có vai trò như một ngân hàng trung ương của đất nước cờ hoa. Đây được cho là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới.

FED được thành lập với mục tiêu trở thành tổ chức cung cấp một hệ thống tài chính tiền tệ an toàn, linh hoạt và ổn định cho quốc gia. Nó kiểm soát việc sản xuất và phân phối tiền, tín dụng cho quốc gia và chịu trách nhiệm hoạch định chính sách tiền tệ và điều tiết các ngân hàng thành viên.

Hiện nay, tổ chức FED đang gồm 12 Ngân hàng dự trữ liên bang khu vực, mỗi ngân hàng có trách nhiệm quản lý và phân phối tài chính tiền tệ của một khu vực địa lý nhất định tại Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ chính của FED gồm:

  • Thực hiện các chính sách về tiền tệ
  • Duy trì sự ổn định tài chính của Hoa Kỳ
  • Cung cấp các dịch vụ ngân hàng

Cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ của FED và quản lý nguồn cung tiền tệ của quốc gia chính là Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC).

Đặc biệt, FED được xem là tổ chức tài chính quyền lực nhất trên thế giới hiện nay, là nơi in và cung cấp đồng USD ra toàn thế giới. Các chính sách tiền tệ mà FED đưa ra không chỉ có ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mà còn đến rất nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

Lãi suất FED là công cụ được FED sử dụng để kiểm soát sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và cũng là chuẩn mực cho lãi suất thẻ tín dụng, thế chấp, vay ngân hàng và nhiều thứ khác nữa. Mức lãi suất này thay đổi sẽ gây ra những biến động đáng kể trên thị trường tài chính, đặc biệt là đối với đồng đô la Mỹ.

FED là gì - Trụ sở của FED

Cơ chế điều hành lãi suất của FED là gì?

Về cơ bản, hiện tại, FED đang điều hành lãi suất thông qua 2 công cụ quan trọng, gồm:

  • Lãi suất chiết khấu (Discount Rate)
  • Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal Funds Rate – FFR)

Lãi suất quỹ dự trữ liên bang (FFR)

FFR là công cụ do chính FED tạo ra, tuy nhiên muộn hơn so với công cụ lãi suất chiết khấu. Công cụ này được FED chính thức sử dụng vào đầu thập niên 20 của thế kỷ XX.

Quỹ dự trữ liên bang FFR được hình thành từ lượng tiền dự trữ bắt buộc của tất cả trung gian tài chính nhận tiền tại FED. Bởi vậy, FFR còn có tên gọi khác là Lãi suất quỹ dự trữ liên bang.

FFR được mở công bố bởi ủy ban thị trường tại các phiên định kỳ và không mang tính ấn định cụ thể. Nó thực chất chỉ là lãi suất mục tiêu để FED thực hiện trên thị trưởng mở nhằm đạt đến mức lãi suất mục tiêu đã công bố. FFR được biết đến là mức lãi suất thấp nhất mà các trung gian nhận tiền gửi có thể vay để bù đắp những thiếu hụt dự trữ bắt buộc.

Mặc dù FFR được FED đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng FED lại thực hiện các chính sách tiền tệ chủ yếu thông qua định hướng của loại lãi suất này nhiều hơn so với lãi suất chiết khấu. Được biết, FED sẽ cố gắng tác động tỷ lệ FFR ở con số mong muốn bằng cách bổ sung hoặc hạn chế nguồn cung tiền tệ thông qua các hoạt động của nó trên thị trường.

FED là gì - Lãi suất FFR

Lãi suất chiết khấu

Bên cạnh việc đảm bảo dự trữ bắt buộc, các trung gian tài chính có cần đảm bảo tính thanh khoản và an toàn chi trả. Lãi suất chiết khấu của FED chính là lãi suất dùng để cho các trung gian tài chính vay nhằm đáp ứng 2 nhu cầu trên. Về nguyên tắc, lãi suất chiết khấu sẽ cao hơn lãi suất liên ngân hàng, bởi nếu không, trung gian tài chính sẽ không thể vay liên ngân hàng mà sẽ vay từ FED để được hưởng lãi suất thấp hơn

Thêm nữa, lãi suất chiết khấu thường sẽ cao hơn lãi suất FFR và có 3 mức lãi suất chiết khấu áp dụng cho 3 loại vay khác nhau, gồm:

  • Tín dụng chính
  • Tín dụng mở rộng
  • Tín dụng thời vụ

FED la fgif - Lãi suất chiết khấu

Sự tác động của FED đến các quốc gia khác

Hiện nay, nền thương mại quốc tế chịu sự chi phối của đồng tiền chủ chốt chính là đồng USD. Và hầu hết, các hoạt động xuất nhập khẩu đều sử dụng đồng USD như đơn vị chuẩn để thanh toán trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa. Trong đó, FED lại chính là tổ chức quyết định được mức tăng giảm lãi suất của FED. Điều này có thể thấy, FED tác động trực tiếp đến sức mạnh của đồng USD trên thị trường tài chính thế giới, đồng thời tạo ra một số ảnh hưởng đến các đối tác thương mại của Mỹ.

Thực tế, các mặt hàng quan trọng của thị trường thế giới như dầu, vàng đều được định giá theo đơn vị USD, từ đó đã chứng minh được vị thế quan trọng của đơn vị tiền tệ này trong hệ thống tiền tệ của thế giới. Và hiện nay, cơ quan duy nhất có thể tác động đến việc xác lập giá trị của đồng USD qua các hoạt động ngoại tệ hay mua bán đồng USD chính là FED. Vậy nên, FED kiểm soát USD cũng làm cho thị trường tài chính toàn cầu bị kiểm soát một cách gián tiếp.

Bởi những lý do trên, các quyết định tài chính của FED gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trên toàn cầu.

FED là gì - Sự tác động đến các quốc gia khác

Nhìn chung có thể thấy, FED có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt thị trường chứng khoán. Vì vậy, để có thể thích ứng với thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt này, các nhà tài chính cần trang bị một tư duy nhạy bén với những thay đổi của thị trường. Bài viết trên đây xoay quanh những thông tin về FED là gì? Lý do vì sao FED bơm hay rút tiền về tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích với các nhà đầu tư.

Theo: chungkhoantriduc.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo