Khi nhắc tới đầu tư giá trị, chúng ta không thể không nhắc đến người đàn ông lỗi lạc, người được ví như một “Warren Buffett đời thứ hai”, đó là Mohnish Pabrai.
Thuộc diện sinh sau đẻ muộn lại không được đào tạo bài bản về tài chính nhưng nhưng Mohnish Pabrai đã trở thành một nhà đầu tư vô cùng thành công. Ông được xếp vào hàng ngũ những nhà đầu tư giá trị nổi danh thế hệ mới cùng Phil Town, Guy Spier, Seth Klarman; những con người kế thừa một cách xuất sắc phương pháp đầu tư của các bậc “tiền bối” Benjamin Graham, Warren Buffett và Charlie Munger. Mohnish được biết tới bởi cách tiếp cận cực kì thành công trong dài hạn với thành tích đáng nể: đạt lãi kép tới 18.8%/năm suốt giai đoạn khó khăn của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ từ 1999-2008 (thị trường chung chỉ mang lại mức lợi nhuận khoảng 1%) và biến 1 triệu đô la ban đầu của trong quỹ đầu tư của mình (năm 1999) tăng trưởng thành 400 triệu đô la ngày nay.
Mohnish Pabrai thông qua cuốn sách nổi tiếng của mình – “Nghệ Thuật Đầu Tư Dhandho – The Dhandho Investor” sẽ từng bước chỉ ra cho chúng ta những đặc điểm và cách thức đầu tư mà ông đã áp dụng rất hiệu quả trong thực tế. Và thật là may mắn những “túi khôn” và trí tuệ của Mohnish sẽ đến và đi thẳng vào đầu chúng ta bằng lối viết và kể chuyện đơn giản, dễ hiểu.
Hãy tập trung nghiên cứu và đầu tư vào những công ty bán những sản phẩm mà tất cả mọi người cần; hãy đầu tư vào những công ty có xác suất thay đổi và buộc phải thay đổi ít nhất, những công ty có rủi ro thấp và tính bất định cao; hãy biết chờ đợi và đặt cược lớn khi lợi thế nghiêng về phía mình; hãy cược ít, cược lớn và cược không thường xuyên; hãy mua khi những người khác tuyệt vọng. Đó là tất cả những gì bạn cần phải làm khi đầu tư theo phong cách của Mohnish Pabrai.
Nguyên tắc của Nghệ thuật đầu tư Dhandho
- Nguyên tắc 1: Mua doanh nghiệp đã hoạt động lâu dài, mô hình kinh doanh đã thành công.
- Nguyên tắc 2: Thay đổi là kẻ thù của đầu tư nên hãy chọn những doanh nghiệp đơn giản và ít biến đổi
- Nguyên tắc 3: Mua khi người khác sợ hãi và bán khi người khác tham lam.
- Nguyên tắc 4: Mua các doanh nghiệp với con hào kinh tế (lợi thế cạnh tranh) như phí thấp, thương hiệu, công thức bí mật hay tính khó chuyển đổi.
- Nguyên tắc 5: Chỉ đặt cược khi lợi thế nghiêng về mình (nguyên tắc 80/20)
- Nguyên tắc 6: Các khoản chênh lệch sẽ dần biến mất theo thời gian. Quan trọng là xác định xem chênh lệch sẽ tồn tại trong bao lâu – độ rộng con hào là bao nhiêu.
- Nguyên tắc 7: Mua doanh nghiệp có chiết khấu lớn so với giá trị nội tại. Chiết khấu càng lớn, rủi ro càng thấp.
- Nguyên tắc 8: Tìm kiếm doanh nghiệp rủi ro thấp, bất định cao.
- Nguyên tắc 9: Làm kẻ bắt chước dễ hơn người sáng tạo: đổi mới là mạo hiểm, nhưng nâng cấp và mở rộng quy mô từ mô hình đã có sẽ chứa ít rủi ro hơn.
MỤC LỤC:
- Chương 1: Dhandho – Bí quyết giúp người Patel chiếm lĩnh hoạt động nhà nghỉ ở Mỹ
- Chương 2: Thương nhân Dhandho tên Manilal
- Chương 3: Virgin Dhandho
- Chương 4: Mittal Dhandho
- Chương 5: Đầu tư vào các doanh nghiệp đang kinh doanh
- Chương 6: Đầu tư vào các doanh nghiệp đơn giản
- Chương 7: Đầu tư vào các doanh nghiệp rệu rã trong ngành công nghiệp rệu rã
- Chương 8: Đầu tư vào các doanh nghiệp với con hào kinh tế bền vững
- Chương 9: Những khoản cược ít, khoản cược lớn và những khoản đặt cược không thường xuyên
- Chương 10: Gắn chặt với chênh lệch Arbitrage
- Chương 11: Luôn bám vào biên an toàn
- Chương 12: Đầu tư vào các doanh nghiệp với rủi ro thấp nhưng bất định
- Chương 13: Đầu tư vào những người bắt chước thích hơn những kẻ tiên phong
- Chương 14: Thế tiến thoái lưỡng nan của người hùng Abimanyu và nghệ thuật bán cổ phiếu
- Chương 15: Có nên đầu tư theo chỉ số thị trường hay không?
- Chương 16: Trọng tâm của Arjuna: Những bài học từ vị chiến binh vĩ đại
Reviews
There are no reviews yet.